Monday, April 12, 2010

Đi tìm bí mật đồ lót nữ thời Trung Quốc cổ

Trung Quốc thời phong kiến, xã hội nam quyền gia trưởng có rất ít cơ hội để phụ nữ bày tỏ suy nghĩ của mình, và đồ lót trở thành "kênh" độc đáo, duy nhất để họ thể hiện cảm xúc lãng mạn.

Theo quan niệm của phụ nữ Trung Quốc xưa, đồ lót thể hiện lòng tin của họ vào cuộc sống phía trước, gu thẩm mỹ cũng như tiếng gọi yêu đương. Vì thế, những người phụ nữ phong kiến đã tìm cách gửi gắm cảm xúc vào đồ lót qua muôn hình vạn trạng, qua những màu sắc ấn tượng và cả đường kim, mũi chỉ, nét thêu tinh xảo.

So với trang phục mặc ngoài, thường phải theo những quy chuẩn nghiêm ngặt về đẳng cấp và thẩm mỹ, đồ lót thời xưa thường là nơi riêng tư để nữ giới thể hiện cá tính của mình. Dù là những tiểu thư có học thức trong những gia đình giàu có hay là một cô gái xuất thân bình thường, tất cả đều cố gắng bộc lộ mình trong trang phục đồ lót.

Thiết kế khéo léo

Về bề ngoài, đồ lót nữ giới xưa thường được thiết kế rất vừa vặn với cơ thể người dùng. Dù mang dáng vuông, hình thoi, tam giác bán nguyệt, thì đồ lót với những hình dáng khác nhau đều là kết quả của những cái nhìn, sự ấn tượng mà người dùng muốn thể hiện. Nó cũng không kém phần sáng tạo.

Từ thiết kế tổng thể tới các chi tiết trang trí, đồ lót nữ cũng phản ánh xu thế và đức tin thời cổ, và mang dáng dấp lịch sử. Theo phong cách và kết cấu có hai mẫu đồ lót chính: đồ hai mảnh che cả phần ngực và lưng, đồ một mảnh chỉ che phần ngực. Về thiết kế có thể phân biệt từ vị trí dây buộc đồ lót: ở vai, nách tay hay sau cổ. Một số loại còn không có dây buộc.

Sắc màu táo bạo

Việc bố trí màu sắc trên loại trang phục đặc biệt này cũng góp phần tạo ra khác biệt giữa người sử dụng. Một số màu sáng được phối hợp tạo ra sự tương phản, ví dụ xanh với đỏ, vàng với xanh dương, hay viền đen, vàng và bạc tạo ra hiệu ứng mạnh với thị giác. Một số màu trầm hơn cũng được ưa chuộng như đồng tông hay thứ tự phối màu giảm dần từ sáng đến tối tạo ra hiệu ứng hài hòa.

Mẫu hình và nét trang trí

Như một hình thái khác của nghệ thuật truyền thống, phụ nữ phong kiến Trung Quốc thường trang trí đồ lót của họ với mọi chủ đề mà họ có thể tưởng tượng ra, như phong cảnh, chim hoa tuyết nguyệt, mấy gió, những chuyện thần thoại, các nhân vật thơ văn. Thông thường, các thiết kế đều thể hiện một ý tưởng rõ ràng. Ví dụ, trang trí hình chim đậu trên cành mận nở hoa thể hiện sự hạnh phúc, hình thêu cách điệu từ dơi mang mong muốn số phận tốt đẹp, hoa sen với cá thể hiện sự giàu sang.

Nghệ thuật tinh xảo

Trông bề ngoài khá đơn giản, nhưng đồ lót của phụ nữ xưa ở Trung Quốc đều làm bằng tay, với những nét thêu thùa dệt may phức tạp. Nó là sự đan cài của hàng chục kỹ thuật như thêu, may, đan gài, cuộn, đính... Đường kim mũi chỉ không quá phóng túng cũng không quá chặt chẽ. Những nếp gấp hay nét rạn là không bao giờ chấp nhận được. Đồ lót được coi là nền tảng đánh giá sự khéo léo của chủ nhân, một phẩm chất luôn được coi trọng cao với phụ nữ phong kiến.

Cuộc cách mạng qua các triều đại

Dù là "thứ yếu" trong hàng may mặc, nhưng đồ lót nữ giới cũng mang nặng ảnh hưởng xã hội và sự hiểu biết của con người về cái đẹp trong các vương triều khác nhau thời phong kiến Trung Quốc.

Trước thời Hán, đồ lót gọi là "Xieyi". "Xie" trong tiếng Trung Quốc mang nghĩa phù du, phù phiếm thể hiện sự lảng tránh trong thái độ của người dùng với loại trang phục này.

Thời Hán, "Baofu" và "Xinyi" là kiểu đồ lót thông dụng nhất. "Baofu" là một miếng vải có dây buộc thắt chặt quanh bụng. "Xinyi" giống dạng áo chẽn không tay, cả hai loại này đều là đồ lót một mảnh, phơi toàn bộ tấm lưng ong của người dùng. Lụa mỏng là vật liệu chính để làm đồ lót thời Hán. Chỉ nhiều màu được sử dụng trong các nét thêu thùa với thiết kế hướng tới mời gọi ái tình.

"Liangdang" xuất hiện vào thời Ngụy và Kim. Loại trang phục này được cho do người ở phía bắc Trung Quốc truyền bá tới vùng đồng bằng trung tâm đại lục. Trong một bức bích họa khám phá ở khu lăng mộ thời Ngụy và Kim tại tỉnh Cam Túc, người ta thấy có hình ảnh nữ giới mặc "liangdang" dáng vuông. Vải thêu kim tuyến nhiều màu sắc là chất liệu chính dùng để làm đồ lót hai mảnh này, để có thể che được cả phần lưng và ngực.

"Hezi" chủ yếu dùng ở vương triều nhà Đường. Thời Đường chứng kiến sự hưng thịnh về kinh tế và một xã hội tương đối cởi mở, nên trang phục lót có nhiều thay đổi. Đây cũng là thời của thứ trang phục lót không dây gọi là "Hezi". Phụ nữ thời Đường thích mặc đồ lót với chất liệu vải trong có thể "lộ" vai, cổ và nửa trên đôi tuyết lê. Khuy được dùng thay cho dây buộc với loại vải co giãn, tạo hiệu ứng thị giác tốt hơn với ngực.

"Moxiong" thời Tống có xu thế bảo thủ hơn. Đồ lót một mảnh có thể che cả ngực và bụng. Trong các gia đình thông thường, "moxiong" hay dùng chất liệu cotton, phụ nữ nhà phong lưu có thể dùng lụa thêu thùa hoa lá. Một "moxiong" hai lớp làm bằng lụa mỏng, đã được tìm thấy trong khu mộ ở tỉnh Phúc Kiến.

Vào thời kỳ nhà Nguyên, đồ lót trở nên hấp dẫn hơn, từ tên gọi tới hình dáng. "Hehuanjin", tên gọi mang nghĩa gần gũi với ái tình, hoan lạc. Loại trang phục thời này phơi bày khá nhiều da thịt. Khuy dùng để bó chặt phía trước, tương tự như "Hezi" với chất liệu gấm thêu kim tuyến.

Thời Minh, màu sắc cho trang phục nữ giới giới hạn trong các màu tía, đỏ tía, đào... Màu đỏ, vàng và đen bị nghiêm cấm. Đồ lót "Zhuyao" tương tự như một chiếc áo chẽn, với dây buộc gần eo, có thể điều chỉnh linh hoạt cho phù hợp với đường cong nữ giới.

Triều Thanh chứng kiến sự bùng nổ của thứ gọi là "Dudou" hay gọi là đai bụng. Thông thường, loại này mang dáng hình thoi, dây buộc gần cổ, thắt phần eo, và điểm nhấn là đường con thân thể. Hình thêu hổ, bọ cạp, rắn, tắc kè được sử dụng theo quan niệm giải tà trừ ma. Chủ đề ái tình như hoa sen và đôi vịt khá phổ biến. Lụa và cotton là chất liệu chính. Đôi khi người dùng còn gài thêm dây xích vàng mỏng mảnh để thể hiện thế lực gia đình, tầng lớp trung lưu thường dùng dây bạc hoặc đồng.

XEm ClipSEX Phạm Băng Băng: Tại đây[18+]


http://c.uploadanh.com/upload/2/282/0.4904292_1_1.gif

No comments:

Post a Comment